Vài ý nghĩ nhân ngày cúng Ông Táo
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp ta, người Việt có Lễ Cúng Ông Táo. Tục lệ này có nhiều ý nghĩa. Người Việt ai cũng biết chuyện cổ tích về Ông Táo nên tôi sẽ không kể lại. Tôi chỉ ghi vài ý nghĩ riêng về tục lệ này như sau:
1- Bếp lửa có trong mọi gia đình để nấu chín thức ăn. Về mặt kinh tế, bếp biết rõ gia đình ăn uống như thế nào, giầu có thoải mái hay nghèo khổ. Về mặt tình cảm xã hội, bếp biết rõ gia đình đầm ấm hay xào xáo. Do đó sau một năm, bếp tổng kết và tường trình, (annual report). Gia đình sẽ theo bản tường trình ấy để sắp xếp cuộc sống tốt đẹp hơn cho năm tới,
2-Tại sao bếp lửa có một bà và hai ông? Theo truyền thống đông phương, thể quẻ Ly thuộc dương, tính thuộc âm, nên có hai ông. Và theo truyền thống yêu nước, người Việt chống Tầu rất mãnh liệt, nên đã phản đối văn hóa phương Bắc:"quân tử bất cận trù phòng" Người Tầu không để nam giới vào bếp (một hình thức bao che đàn ông, nô lệ hóa đàn bà) thì người Việt khuyến khích đàn ông vào bếp, càng nhiều càng tốt, để chia xẻ cái ăn với cả gia đình. Vì các ông vào bếp nhiều nên ta gọi bếp là Ông Táo ( Táo : Bếp )
3- Câu chuyện Thần Bếp và tục lệ cúng Ông Táo cùng cá chép vào ngày 23 tháng chạp mỗi năm, có lẽ đã có từ trước thời Hai Bà Trưng, trước tây lịch. Nước Tầu như một con cá sấu khổng lồ lúc nào cũng muốn nuốt chửng con cá chép Việt Nam. Nhưng vì đầu cá sấu ở phương bắc, mỗi lần quay lại đớp cá chép rất khó khăn. Cá chép lại có tài bay nhẩy (hóa được thành rồng). Đó là vì sao Lễ Cúng Ông Táo phải có cá chép để Ông Táo cưỡi. Thời cực thịnh của Việt Nam vào thế kỷ XI - XIV đã từng có Lễ Đuổi Cá Sấu. Không phải chỉ vì cá sấu thật quấy nhiễu mà Hàn Thuyên làm thơ nôm đuổi cá sấu. Những diễn biến đó là do người Việt làm chủ nước Việt, cá chép đã hóa rồng, đã đuổi được hẳn cá sấu Trung Hoa về phuơng bắc.
Hiện nay cá sấu Trung Hoa đang gầm gừ nhai nuốt Hoàng Sa, Trường Sa, hỏi người trong nước có dám làm Lễ Đuổi Cá Sấu không ?
tường vũ anh thy trưa 23 tháng chạp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét